Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là gì?
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (bao gồm cá nhân và tổ chức) khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp.
Lý do cần có cơ cấu tổ chức doanh nghiệp?
Trong một tổ chức, tuy có các bộ phận khác nhau, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các bộ phận đều phải thống nhất và tập trung về mục tiêu đã định sẵn của tổ chức.
- Mỗi thành viên trong cơ cấu tổ chức đều có một vai trò nhất định, đóng góp công sức của mình giúp đưa tổ chức tiến tới mục tiêu chung.
- Phân công lao động cho từng thành viên để đảm bảo mọi người được làm việc đúng chuyên môn, phát huy tối đa thế mạnh của mình. Phân công đúng người đúng việc sẽ tăng hiệu quả làm việc.
- Lãnh đạo có vai trò tạo nên trật tự và điều chỉnh các hoạt động phát triển đúng hướng. Đồng thời, lãnh đạo cũng thúc đẩy tinh thần làm việc, trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức hoạt động hiệu quả và khoa học hơn.
Xem thêm:
4 loại hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo chức năng (Functional Organizational Structure)
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo chức năng là loại cơ cấu mà trong đó doanh nghiệp sẽ được chia thành các bộ phận nhỏ với nhiệm vụ riêng. Mỗi bộ phận sẽ có quản lý hoặc giám đốc chịu trách nhiệm quản lý. Trên đó có một giám đốc điều hành (CEO) chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các bộ phận.
Ưu điểm
Các nhân viên được phân thành các nhóm nhỏ dựa trên từng chuyên môn riêng. Nhờ đó, họ được làm việc bằng thế mạnh của bạn thân, giúp hiệu quả công việc cao nhất có thể.
Nhược điểm
Việc chia nhỏ các phòng ban sẽ khiến thiếu sự giao tiếp giữa các bộ phận. Mỗi phòng ban sẽ có cách vận hành riêng, khó có tiếng nói chung, dẫn tới mất kết nối trong tổ chức.
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo địa lý (Geographical Divisional Structure)
Theo cơ cấu tổ chức doanh nghiệp này, mỗi bộ phận về cơ bản sẽ hoạt động như một công ty riêng biệt, kiểm soát các nguồn lực và chi phí sử dụng cho từng dự án cụ thể. Ngoài ra, cơ cấu này có thể được chia thành các ngành dựa trên vị trí địa lý cụ thể như: Trụ sở chính, chi nhánh miền Bắc, chi nhánh miền Nam,…
Ưu điểm
Đảm bảo được tính linh hoạt cao hơn cho các công ty lớn có nhiều bộ phận, cho phép mỗi bộ phận hoạt động như một công ty riêng biệt. Một vài người phụ trách sẽ báo cáo thường xuyên cho công ty mẹ và các quản lý cấp cao của công ty.
Nhược điểm
- Thiếu sự giao tiếp tốt giữa các công ty, bộ phận.
- Dễ gặp các vấn đề pháp luật liên quan tới thuế.
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp ma trận (Matrix Structure)
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp ma trận là sự kết hợp nhằm tối ưu hóa điểm mạnh của cơ cấu chức năng và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp dự án. Trong cấu trúc ma trận, nhân viên có thể báo cáo với một hoặc nhiều quản lý tùy thuộc vào tình hình hoặc dự án.
Ưu điểm
Nhân viên có thể chia sẻ kiến thức của họ về các chức năng để giao tiếp và hiểu rõ hơn vai trò của từng chức năng.
Nhân viên có thể mở rộng kỹ năng và kiến thức của họ, do đó nâng cao tính chuyên nghiệp và mang lại lợi ích cho sự phát triển của công ty.
Nhược điểm
Có thể dẫn đến nhầm lẫn, xung đột lợi ích và tranh giành quyền lực.
Đây là một loại hình phức tạp có thể dẫn đến những chi phí phát sinh rất lớn.
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phẳng (Flat Structure)
Cơ cấu phẳng (hay cơ cấu tổ chức theo chiều ngang) là một kiểu cơ cấu tổ chức được sử dụng nhiều trong các công ty mới thành lập hoặc các công ty nhỏ. Cấu trúc này không có hệ thống phân cấp và các chuỗi mệnh lệnh, giúp trao quyền tự chủ cho nhân viên. Các công ty có cấu trúc này sẽ có tốc độ hoạt động nhanh chóng.
Ưu điểm
Có một số lập luận cho rằng nhân viên có thể làm việc hiệu quả hơn trong một môi trường không có căng thẳng liên quan đến hệ thống cấp bậc. Nó cho phép nhân viên tạo ra nhiều thành công tại nơi làm việc và gỡ bỏ “dải băng đỏ” cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.
Nhược điểm
Sự nhầm lẫn và bất tiện có thể xảy ra nếu những người liên quan không đồng ý với cách tổ chức cấu trúc. Sẽ rất khó để sắp xếp và đi đúng hướng nếu không có một nhà lãnh đạo hoặc người quản lý để quản lý và ra quyết định.
Kết luận
Tuy nhiên ngày nay, các cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng được hoạt động một cách trơn tru hơn nhờ có sự ra đời của các công cụ hỗ trợ, đặc biệt nổi bật là Zoho Workplace. Nó xóa bỏ được những nhược điểm chính của các cơ cấu tổ chức nói trên.
Bạn có thể truy cập và làm việc trên các tài liệu, trang tính và bài thuyết trình bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ tài liệu với đồng nghiệp để làm việc nhóm chung, nhờ vậy gia tăng sự kết nối trong doanh nghiệp.
Nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu về Zoho Workplace và vẫn còn đang băn khoăn về dịch vụ thì hãy kết nối ngay với ZHS.vn bằng cách gọi điện tới số điện thoại 024.9999.7777 hoặc click vào ô chat ở góc phải của màn hình, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn lựa chọn cho mình một dịch vụ phù hợp nhất.