Ưu nhược điểm của công ty cổ phần
Công ty cổ phần là công ty có tư cách pháp nhân. Vốn điều lệ của công ty này được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Các cổ đông tham gia góp vốn có thể được gọi là cá nhân, tổ chức. 3 là số lượng cổ đông tối thiểu công ty phải có. Các cổ đông góp vốn thành lập công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Ưu điểm:
- Khả năng huy động vốn công ty rất cao và linh hoạt do công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn và được quyền phát hành cổ phiếu
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần tương đối dễ dàng, vì thế thu hút được nhiều đối tượng cùng tham gia góp vốn vào doanh nghiệp
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao
- Với ưu thế khả năng huy động vốn nhanh và linh hoạt cho phép công ty cổ phần có thể hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.
Nhược điểm
- Ít niềm tin với đối tác khi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp
- Việc quản lý và điều hành rất phức tạp do số lượng cổ đông rất lớn, nhiều cổ đông có thể không quen biết nhau
- Cơ cấu tổ chức phức tạp hơn. Quyền quản lý trong công ty cổ phần được phân cấp rõ rệt.
- Quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số không được đảm bảo.
- Công ty cổ phần sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó dù là về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông…
Ưu nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
Công ty TNHH bao gồm 2 loại công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Đây là mô hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay phù hợp với mô hình kinh doanh vừa và nhỏ.
Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
Ưu điểm
Đối với công ty TNHH 1 thành viên:
- Chỉ có duy nhất một chủ sở hữu, nên chủ sở hữu công ty có quyền quyết định toàn bộ trong quản lý và điều hành công ty
- Cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý
- Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty dẫn đến rủi ro cho chủ sở hữu ít hơn doanh nghiệp tư nhân
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong những trường hợp nhất định;
- Quy định về việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ.
- Thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Quy định cho phép công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể có tối đa 50 thành viên góp vốn do đó đây cũng là yếu tố thuận lợi giúp doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn góp từ thành viên mới.
Nhược điểm
Đối với công ty TNHH 1 thành viên:
- Vì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong quá trình kinh doanh trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty nên trong nhiều trường hợp có ít sự tin tưởng từ các đối tác muốn liên kết, hợp tác
- Không được phát hành cổ phiếu, nên chỉ có thể huy động vốn từ chính chủ sở hữu hoặc bằng cách chuyển nhượng 1 phần vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Do các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên trong một số trường hợp niềm tin của đối tác và khách hàng với doanh nghiệp có thể bị lung lay và không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra với họ
- Việc giới hạn số lượng 50 thành viên góp vốn cũng là một nhược điểm của loại hình công ty này
- Không được phát hành cổ phiếu ra thị trường để công khai huy động vốn trong công chúng
Ưu nhược điểm của công ty hợp danh
Công ty hợp danh là công ty có tư cách pháp nhân và có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu công ty. Thành viên đó gọi là thành viên hợp danh, ngoài ra còn có thêm thành viên góp vốn.
Trong đó, thanh viên hợp danh là các cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty. Các thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
Ưu điểm
- Việc quản lý và điều hành công ty hợp danh không quá phức tạp, do số lượng thành viên ít
- Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh của công ty khi có phát sinh xảy ra
Nhược điểm
- Do phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao
- Công ty không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn
Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân và do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ưu điểm
- Thủ tục thành lập đơn giản
- Chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động và có toàn quyền quyết định trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản doanh nghiệp
Nhược điểm
- Việc tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình do dù vốn góp cam kết góp vào lúc thành lập công ty là bao nhiêu dẫn đến rủi ro có thể xảy ra cho chủ doanh nghiệp là rất cao
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, cũng như không được bán phần vốn góp nên không có khả năng huy động vốn từ bên ngoài
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
Ưu nhược điểm của doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội không phải là một loại hình công ty, doanh nghiệp mặc dù được đăng ký theo quy định. Mục tiêu hoạt động của loại doanh nghiệp không phải là tối ưu hóa lợi nhuận mà là giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
Được thành lập theo loại hình doanh nghiệp như: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân. Được sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đăng ký.
Ưu điểm
- Được nhận tài trợ tiền bạc, kỹ thuật, nhân sự,.. Trong và ngoài nước để hoạt động.
- Được pháp luật tạo điều kiện hoạt động
- Được ưu đãi về thuế
Nhược điểm
- Dễ bị lợi dụng để làm điều xấu
- Quy định pháp luật còn lỏng lẻo
- Tiếp cận, huy động vốn hạn chế.
Giải pháp cho các doanh nghiệp
Hiện nay, dù công ty ở loại mô hình doanh nghiệp nào đi nữa thì cũng cần đến các giải pháp chuyển đổi số, cụ thể hơn là CRM. CRM cho doanh nghiệp cần phải được phát triển nhanh chóng như chính bản thân doanh nghiệp. ZHS xin giới thiệu đến bạn phần mềm CRM hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí một cách tối đa – Zoho CRM.
Zoho CRM đem đến khả năng tùy chỉnh, tính năng chuyên sâu và độ ổn định sản phẩm cần thiết để quản lý hiệu quả một tổ chức có quy mô lớn trên tất cả các bộ phận, thị trường và vị trí địa lý.
Sau đây là một loạt lý do tại sao doanh nghiệp nên chọn Zoho CRM:
- Giao diện thao tác đơn giản, dễ sử dụng
- Hỗ trợ đội ngũ Sales quản lý dữ liệu khách hàng, giải quyết 80% thời gian tìm kiếm
- Marketing tự động hóa hiệu quả, theo dõi động thái của người dùng về chiến dịch quảng cáo
- Hầu hết Marketer sẽ tốn rất nhiều thời gian cho việc báo cáo, tìm kiếm và theo dõi hành vi người dùng. CRM sẽ tổng hợp lại hàng ngày hàng giờ, đưa ra những chiến lược marketing phù hợp.
- Lập kế hoạch cho các chiến dịch quảng cáo chưa bao giờ dễ dàng đến thế
- Các ứng dụng đã quản lý và tổng hợp lại theo từng đối tượng khách hàng, tận dụng nhiều tính năng tiện lợi của Zoho bạn dễ dàng lên chiến dịch đến từng đối tượng khách hàng cũ, mới.
- Quản lý nội bộ, kết nối các thành viên, hội nhóm lại với nhau bằng công cụ tin nhắn hội thoại
- Thu thập một lượng data khách hàng lớn, phân nhóm người sử dụng
- Thống kê kết quả kinh doanh chỉ cần một cú chạm nhẹ trên app, quản lý các tác vụ đơn giản kể cả trong thời gian bạn đi công tác
- Theo dõi quá trình hoạt động báo cáo công việc của nhân viên
- Cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, khơi gợi tiềm thức mua hàng
- Re-marketing thông qua hồ sơ trên CRM với độ chính xác cao, tránh nhầm lẫn làm phiền khách hàng
- Khảo sát thị trường tốt nhất cho doanh nghiệp muốn ra mắt sản phẩm mới
- Quản lý đơn hàng, số lượng trong kho, báo cáo doanh thu đơn hàng trên biểu đồ
- Theo sát lịch trình cuộc gặp gỡ trao đổi công việc với khách hàng, không sợ bị sai sót
- Sắp xếp lịch họp khoa học
- Lưu lượng lưu trữ lớn, tránh gián đoạn công việc
- Bàn giao công việc nhanh chóng khi nhân viên nghỉ việc.
Khi doanh nghiệp sử dụng Zoho CRM, mọi quy trình sẽ giảm thiểu tối đa chi phí, rủi ro bỏ sót khách hàng tiềm năng, đảm bảo tính bảo mật, quản lý cửa hàng bài bản, giải quyết vấn đề kinh doanh, đồng bộ hóa sao lưu dữ liệu dễ đánh mất, tìm kiếm dữ liệu cực nhanh, biến khách hàng không có nhu cầu thành khách hàng có nhu cầu.
Hy vọng là thông qua những thông tin mà ZHS chia sẻ, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về các mô hình kinh doanh tại Việt Nam. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với Zoho CRM cũng như Zoho Workplaces, liên hệ ngay đến ZHS.vn bằng cách gọi điện tới số điện thoại 024.9999.7777 hoặc click vào ô chat ở góc phải của màn hình, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn lựa chọn cho mình một dịch vụ Zoho phù hợp nhất.