kế hoạch truyền thông, 7 bước

07 bước lập kế hoạch truyền thông mẫu 2022

Mô hình xây dựng kế hoạch truyền thông SMCRFN

Xây dựng kế hoạch truyền thông là một nghệ thuật và PR – Marketer là một nghệ sĩ. Bởi lẽ, việc xây dựng kế hoạch truyền thông không có khuôn mẫu nhất định, bạn chỉ có thể dựa vào kiến thức cơ sở, kết hợp với yếu tố nguồn lực công ty để đưa ra một bản kế hoạch truyền thông tốt, tạo tiền đề để có một chiến dịch truyền thông thành công.

Dù cho là không có khuôn mẫu nhất định, bạn vẫn phải đảm bảo được các yếu tố trong mô hình SMCRFN sau:

  • S (Source): Nguồn phát là yếu tố đầu tiên của kế hoạch truyền thông, nó có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
  • M (Message): Thông điệp là nội dung chính mà người làm truyền thông muốn gửi tới khách hàng. Thông điệp là một yếu tố rất quan trọng quyết định trực tiếp tới thành bại của chiến dịch.
  • C (Channel): Xác định các kênh truyền thông để tiếp cận người dùng. Nó có thể là kênh online như Facebook, Instagram, Tiktok,… hay các kênh offline như banner quảng cáo, sự kiện,…
  • R (Receiver): Người nhận chính là mục tiêu cuối cùng mà nhà truyền thông muốn nhắm tới. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ, đề ra các chiến lược tốt nhất để chinh phục trái tim người nhận.
  • F (Feedback): Phản hồi từ người nhận sẽ là thước đo chính xác nhất sự thành công của chiến dịch. Vì vậy, cần lên kế hoạch thu thập phản hồi và các hướng giải quyết trong trường hợp có phản hồi không tốt.
  • N (Noise): Độ nhiễu là một yếu tố đặc biệt quan trọng mà doanh nghiệp phải quan tâm. Kế hoạch truyền thông của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh doanh,… Vì thế, bạn cần lên kế hoạch dự phòng cho các tình huống phát sinh
kế hoạch truyền thông, mô hình SMCRFN
Mô hình SMCRFN

Các bước lập kế hoạch truyền thông mẫu chuẩn nhất

Bước 1. Phân tích môi trường bên ngoài

Bước đầu tiên cần sử dụng mô hình SWOT để phân tích. Nghĩa là ta phải xác định được điểm mạnh điểm yếu của bản thân, kết hợp với những cơ hội và thách thức bên ngoài thị trường. Sau đó, kết hợp các yếu tố lại với nhau để đưa ra các giải pháp phù hợp.

kế hoạch truyền thông, mô hình SWOT
Mô hình SWOT

Bước 2. Xác định mục tiêu truyền thông

Để xác định được mục tiêu truyền thông, hãy áp dụng mô hình SMART:

  • S (Specific): Cụ thể muốn đạt được thành tích gì? Muốn thu lại cái gì? Thu nhập ra sao? Mức tăng trưởng kỳ vọng như thế nào?
  • M (Measurable): Có thể đo lường được con số cụ thể của chiến dịch là bao nhiêu?
  • A (Achievable): Có khả thi hay không? Mục tiêu trong kế hoạch truyền thông có cao quá hoặc thấp quá so với nguồn lực của công ty?
  • R (Realistic): Kế hoạch truyền thông có phù hợp với thực tế hay không?
  • T (Timebound): Kỳ hạn hoàn thành là khi nào? Đánh giá xem thời gian đó có hợp lý không.

Mô hình này sẽ giúp bạn “nhắm bắn” vào đối tượng khách hàng mục tiêu một cách chuẩn xác. Nó sẽ vẽ lên được cái khung ý tưởng của toàn bộ kế hoạch truyền thông.

Bước 3. Xác định khách hàng mục tiêu

Trong mọi chiến dịch truyền thông, khách hàng mục tiêu là đối tượng chính mà nhà truyền thông muốn nhắm tới. Vì thế, việc xác định rõ khách hàng mục tiêu để truyền thông giúp bạn không lãng phí nguồn lực và đạt được kết quả tốt nhất. 

Sau khi nắm được tập đối tượng mục tiêu, cần tiến hành phân loại mức độ tiếp cận từ cao tới thấp bằng cách đo lường và sử dụng thông tin của bộ phận phân tích thị trường cung cấp.

Bước 4. Thông điệp muốn truyền tải tới đối tượng mục tiêu là gì?

Sự thành bại của kế hoạch truyền thông quyết định phần lớn bởi thông điệp mà bạn muốn truyền tải, đặc biệt là đối với các chiến dịch trên mạng xã hội. Hãy lựa chọn thật kỹ càng, vì một thông điệp ấn tượng sẽ giúp ghim sâu sản phẩm của bạn trong tâm trí khách hàng. 

Các lưu ý khi tạo thông điệp:

  • Thông điệp phải truyền tải được những gì bạn làm và tại sao bạn lại làm nó.
  • Thông điệp truyền tải sự khách biệt của sản phẩm.
  • Thông điệp cần phù hợp với mục tiêu ban đầu bạn đưa ra.
  • Thông điệp cần biểu đạt được ý nghĩa của chiến dịch.

Bước 5. Cần xác định kênh truyền thông phù hợp

Tùy vào đối tượng tiếp cận mà chúng ta sẽ xây dựng kênh truyền thông phù hợp. Từ các kênh truyền thông đó, ta sẽ lên các ấn phẩm truyền thông riêng. 

kế hoạch truyền thông, social media
Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Bước 6. Lên kế hoạch truyền thông chi tiết (bao gồm ngân sách dự kiến)

Khi đã xác định được hết các yếu tố bên trên, việc của bạn là đưa ra các hành động thực hiện và tính toán ngân sách dự kiến sao cho hợp lý. Bạn cần làm chi tiết từng phần nhỏ để giảm thiểu tối đa rủi ro và chi phí phát sinh.

Bước 7. Báo cáo tổng kết kế hoạch truyền thông

Sau mỗi chiến dịch truyền thông, cần có báo cáo kết quả của nó. Từ đó, có thể đo lường được hiệu quả kế hoạch, tiếp tục phát huy những điểm mạnh, đồng thời sửa đổi, rút kinh nghiệm để tránh gặp phải những sai lầm vào lần sau.

Kết luận

Trên đây là các bước cơ bản để lập kế hoạch truyền thông mẫu. ZHS mong rằng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bạn tạo ra các kế hoạch truyền thông thành công nhất.

Nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu về Zoho Workplace và vẫn còn đang băn khoăn về dịch vụ thì hãy kết nối ngay với ZHS.vn bằng cách gọi điện tới số điện thoại 024.9999.7777 hoặc click vào ô chat ở góc phải của màn hình, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn lựa chọn cho mình một dịch vụ phù hợp nhất.

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Scroll to Top