Bảng đánh giá KPI mẫu chuẩn nhất 2022

Bảng đánh giá KPI mẫu chuẩn nhất 2022

KPI là gì?

KPI (Key Performance Indicator), là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một cá nhân, một đội nhóm hay thậm chí cả công ty. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ được áp dụng một chỉ số KPI khác nhau.

KPI là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động.
KPI là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động

Mục đích của việc xây dựng bảng đánh giá KPI

Sử dụng KPI không chỉ để đánh giá tiến độ làm việc, nó còn là một chỉ số quan trọng đối với sự phát triển của công ty bạn.

  • Sử dụng bảng đánh giá KPI để đo lường mục tiêu
  • KPI tạo ra một môi trường học tập tốt cho công ty
  • Sử dụng KPI để tiếp nhận những thông tin quan trọng nhanh chóng
  • KPI giúp thúc đẩy tinh thần làm việc
  • Thúc đẩy động lực làm việc

Quy trình lập bảng đánh giá KPI mẫu

Bước 1. Xác định bộ phận, nhân viên xây dựng KPI

Bộ phận nhân sự và đội ngũ quản lý cấp cao sẽ cung cấp bộ KPI cho từng phòng, ban và bộ phận. Phương pháp này đảm bảo tính khách quan và khoa học trong quá trình đánh giá.

Tuy nhiên, các KPI đưa ra có thể không thực tế và không thể hiện đúng chức năng nhiệm vụ của một phòng, ban, bộ phận. Để giải quyết vấn đề này, sau khi xây dựng xong hệ thống KPI, các bộ phận chức năng cần tiến hành đánh giá, thẩm định lại.

Bước 2. Xác định chỉ số KPI

Dựa vào nguyên tắc SMART để đánh giá các chỉ số thực hiện công việc:

  • S (Specific – cụ thể): KPI cụ thể của từng công việc
  • M (Measurable – đo lường được): KPI có thể đo lường được
  • A (Achievable – tính khả thi): KPI có thực hiện được hay không?
  • R (Realistic – tính thực tế): KPI có phù hợp với tình hình thực tế hay không?
  • T (Timebound – Thời hạn): Thời hạn để hoàn thành KPI là bao lâu? Có phù hợp không?

Bước 3. Rà soát kết quả hoàn thành KPI

Có thể chia công việc trong bảng đánh giá KPI thành ba nhóm chính, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của từng nhóm mà sẽ đặt trọng số khác nhau:

  • Nhóm 1: Tốn nhiều thời gian hoàn thành, ảnh hưởng lớn tới mục tiêu chung.
  • Nhóm 2: Tốn ít thời gian hoàn thành, ảnh hưởng nhiều tới mục tiêu chung hoặc tốn nhiều thời gian hoàn thành, ảnh hưởng ít tới mục tiêu chung.
  • Nhóm 3: Tốn ít thời gian và ảnh hưởng ít tới mục tiêu.

Bước 4. Xây dựng lương thưởng dựa trên KPI

Với mỗi mức KPI sẽ tương ứng với một mức lương thưởng riêng, chính sách này thường được quy định bởi các cấp lãnh đạo của công ty. Nên có hệ thống lương thưởng phù hợp để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên.

Xây dựng lương thưởng dựa trên KPI
Xây dựng lương thưởng dựa trên KPI

Bước 5. Điều chỉnh và tối ưu hóa KPI

Khi mới bắt đầu, KPI phải được kiểm tra, điều chỉnh thường xuyên để đảm bảo được tối ưu nhất. Sau một thời gian, KPI đã được tối ưu, bạn có thể duy trì nó trong ít nhất một năm.

Bảng đánh giá KPI mẫu chuẩn nhất hiện nay

Bảng đánh giá KPI mẫu phòng nhân sự

Để tạo bảng đánh giá KPI của bộ phận nhân sự, cần dựa vào các chỉ số chính như:

  • Tuyển dụng: Dựa vào chi phí và thời gian tuyển dụng cho từng bộ phận, tỷ lệ nhân viên mới tuyển thêm, số lượng CV đổ về, số CV đạt chuẩn trên tổng số CV nộp về,…
  • Đào tạo: Dựa vào tỷ lệ nhân viên được tham gia đào tạo trên tổng số nhân sự của công ty, mức độ hài lòng sau khi được đào tạo, chi phí đào tạo, thời gian đào tạo,…
  • Các chỉ số khác: mức độ trung thành, năng suất lao động, số ngày công thực tế,…
Bảng đánh giá KPI mẫu chuẩn nhất hiện nay
Bảng đánh giá KPI mẫu chuẩn nhất hiện nay

Bảng đánh giá KPI mẫu cho phòng IT

Khác với phòng nhân sự, IT sẽ có những tiêu chí đánh giá công việc khác như:

  • Công việc hỗ trợ: tỷ lệ xử lý lần đầu, tỷ lệ than phiền nội bộ công ty,…
  • Công việc vận hành hệ thống: tỷ lệ thời gian trung bình cho mỗi lần xử lý các sự cố (có thể chia sự cố thành các mức độ khác nhau) trên tổng thời gian thực hiện công việc, thời gian hệ thống down do gặp phải sự cố, tỷ lệ các sự cố giống nhau lặp đi lặp lại,…
  • Các chỉ số khác: độ chính xác, chi phí,…

Bảng đánh giá KPI mẫu cho phòng kinh doanh

  • Doanh thu mục tiêu: Thường được đề ra vào đầu năm, đầu quý và tháng để phòng kinh doanh lên các chiến lược phù hợp.
  • Lượng tăng trưởng hàng tháng: Thống kê, so sánh doanh số bán hàng của các tháng.
  • Tỷ lệ chốt đơn trên tổng số khách hàng tiềm năng.
  • Doanh số bán hàng, giá trị trung bình của mỗi đơn hàng.
  • Tỷ lệ khách hàng cũ và tỷ lệ hủy đơn.

Kết luận

Sau bài viết trên đây, ZHS mong rằng có thể giúp được mọi người lập bảng đánh giá KPI mẫu chuẩn nhất 2022. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các công cụ của Zoho để hỗ trợ quản lý KPI một cách hiệu quả nhất.

Nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu về Zoho và vẫn còn đang băn khoăn về dịch vụ thì hãy kết nối ngay với ZHS.vn bằng cách gọi điện tới số điện thoại 024.9999.7777 hoặc click vào ô chat ở góc phải của màn hình, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn lựa chọn cho mình một dịch vụ phù hợp nhất.

0 0 Các bình chọn
Rating
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Scroll to Top